CẢI THẢO – Hàm lượng chất xơ cao, có thể phòng cảm mạo.

CẢI THẢO – Hàm lượng chất xơ cao, có thể phòng cảm mạo.

Tính vị: Cải thảo: vị ngọt, tính hàn. Phần để ăn: bắp cải thảo. Phần dùng làm thuốc: rễ, hoa, lá, hạt

 *Tác dụng trị bệnh:

Phần bắp: ích vị sinh tân, thông ruột, sạch dạ dày, thanh nhiệt, giảm tức ngực, giải cơn khát sau khi uống rượu, giúp tiêu hoá thức ăn, lợi tiểu tiện, chữa trướng khí.
Rễ cải thảo phơi khô: thanh nhiệt lợi tiểu, giải biểu( là phương pháp phát tán, giải độc cơ thể bằng đường da) trị phong hàn cảm mạo.
Hạt: được điều chế làm dầu( thoa len đầu giúp mọc tóc).
Cải thảo tròn: trị cảm, ho, đau yết hầu, viêm gan, viêm mũi mãn tính, đau dạ dày, đau đầu, ho gà, bệnh trĩ, tiểu đường, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm, ho ra máu, bệnh cước, viêm da tiếp xúc, ngộ độc khoai mì, bệnh sởi, thủy đậu.

*Cách dùng:
Rễ cải thảo: 40_150g sắc nước uống.
Hoa cải thảo: 50_75g sắc nước uống.
Lá cải thảo: 50_75g sắc nước uống.
*Lưu ý khi dùng:
1. Cải thảo không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ bị mất chất dinh dưỡng.
2. Người bị ho, lạnh phổi nên hạn chế dùng cải thảo.
*Thành phần dinh dưỡng:
Vitamin: A, Carotene, B1, B2, B3, C, E.
Chất dinh dưỡng: protein, chất béo, cacbohydrate.
Khoáng chất: canxi, mangan, đồng, kẽm, sắt, natri, Mg, selen, photpho.
Chất xơ.
Năng lượng.
* Thông tin bổ sung:
1. Cải thảo chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón, nhuận trường.
2. Cải thảo cũng có thể phòng các bệnh như: bệnh bụi silic phổi, ung thư vú, ung thư đường ruột.

*Các bài thuốc chữa bệnh từ cải thảo:
Giúp mát gan giải nhiệt, trị đau dạ dày: 2 bắp cải thảo nhỏ, đường trắng đủ dùng. Rửa sạch cải thảo rồi ép lấy nước, thêm đường vào dùng, mỗi ngày 1 lần.
Bệnh sởi:
C1: 40g rễ cải thảo, 40g đậu xanh, có thể thêm 25g cây rau tề. Cho cả nguyên liệu vào nấu chung với lượng nước vừa phải, làm trà uống.
C2: 40g rễ cải thảo, 25g đậu xanh, có thể thêm 50g rễ cỏ tranh. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
C3: 40g rễ cải thảo lớn,4g hoa hoè. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống, mỗi ngày 2 lần.

Bệnh quai bị: 4g cải thảo, 75g bồ công anh, 75g hoa kim ngân, 75g đậu xanh. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, 4 tiếng sau uống tiếp thang thứ 2.
Ho ra máu: 75g hoa cải thảo, 20g mộc nhĩ trắng, 25g đường phèn, có thể thêm 25g ô rô tươi. Cho nguyên liệu vào nấu với lượng nước vừa đủ dùng, sau đó thêm đường phèn vào, mỗi ngày uống 2_3 lần.
Đau đầu: 2 rễ cải thảo, 100g củ cải trắng. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày 2_3 lần.
Chóng mặt: 75g hoa cải thảo, 12,5g hạnh nhân, 20g đậu xanh, 25g đường phèn. Cho cải thảo, hạnh nhân, đậu xanh nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó cho đường phèn vào, mỗi ngày uống 2 lần.

Bệnh trĩ: 75g cải thảo lớn, 30g sinh địa, 17,5g quả hòe. Cho nguyên liệu vào nấu với lượng nước vừa đủ, mỗi ngày uống 2 lần, người bị xuất huyết có thể thêm vào 10g địa du.
Bệnh viêm quanh khớp vai: 40g rễ cải thảo lớn, 20g ô sao xà( rắn nước), 2,5g gừng tươi, cũng có thể thêm 25g kê huyết đằng. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu nước uống, mỗi ngày 2 lần.
Đục thuỷ tinh thể: 75g lá cải thảo, 40g mộc nhĩ trắng, 4g lá trà hoặc có thể thêm 15g hoa cúc. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
Lở miệng: 75g rễ cải thảo lớn, 20g cọng tỏi, 10 quả táo ta. Cho nguyên liệu vào sắc uống ngày 2 lần.
Chảy máu chân răng: 125g cải thảo tươi, 25g đường trắng. Rửa sạch cải thảo rồi giã nát, ép lấy nước, cho đường phèn vào, khoấy đều để uống, mỗi ngày dùng 2 lần.

Cườm nước: 500g cải thảo, 40g ý dĩ. Rửa sạch cải thảo, cắt thành từng đoạn , nấu canh với ý dĩ để dùng.
Đau dây thần kinh tam thoa( một trong những dạng đau thường gặp nhất ở vùng mặt_ miệng): 125g rễ cải thảo, 20g hoa cúc, 10g ngũ vị tử, cũng có thể thêm 25g đan sâm. Cho tấ́t cả các nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
Ngộ độc khoai mì: 100g cải thảo tươi, 100g củ cải trắng, 25g đường đỏ. Rửa sạch 2 loại, ép lấy nước, thêm đường đỏ vào dùng, mỗi ngày 2 lần.

Cảm sốt mùa hè: 5 bắp cải thảo lấy phần rễ, 20g hoa cúc, đường trắng vừa đủ dùng. Rửa sạch rễ cải thảo, thái miếng mỏng, nấu chung với hoa cúc, cho đường vào sau, uống lúc còn nóng, sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi, không được dùng quạt.
Say rượu dẫn đến bất tỉnh: cải thảo lượng thích hợp. Đem phơi khô, tán bột, cho nước ấm vào khuấy lên uống.
Phòng cảm mạo: 150g cải thảo cả rễ, 15g hành lá, 15g gừng tươi. Rửa sạch cải thảo, thái nhuyễn rồi cho gừng và hành vào sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục trong 3 ngày.

Viêm thận cấp tính, phù thủng, chứng tiểu ít: 650g cải thảo nhỏ, 75g ý dĩ. Cải thảo rửa sạch thái thành từng khúc đủ dùng. Nấu ý dĩ thành cháo, cho cải thảo vào, nấu đến khi cải thảo chín là được, không nên nấu lâu, khi dùng không cho thêm muối, mỗi ngày dùng 2 lần.
Bị sốt gây khó chịu, bí tiểu: 250g cải thảo lớn, dầu mè, muối ăn, bột ngọt vừa đủ. Cải thảo rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nước sôi nấu chín, sau đó thêm gia vị rồi dùng.
Viêm yết hầu, khan tiếng, chán ăn khi vừa khỏi bệnh: 30g cải thảo khô, 50g gạo. Lấy cải thảo khô và gạo nấu cháo, sau khi cháo chín có thể thêm một ít dầu phộng vào ăn, mỗi ngày dùng 2_3 lần.

Có thể bạn muốn xem

Cải thảo dài

Cải thảo dài

Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại  ở phía trong có màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.

Đặc biệt là làm kim chi với cải thảo đã phơi cho héo.

Củ cải trắng

Củ cải trắng

 Củ cải trắng vuonrau là củ cải trắng giống nhật, củ to hơn củ cải trồng ở Phan Rang.