Giá trị dinh dưỡng của xà lách mỹ

Giá trị dinh dưỡng của xà lách mỹ

Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm nên có thể trồng rất nhiều giống rau xà lách, gần đây nhất là loại xà lách búp Mỹ được các bà nội trợ ưa thích. Xà lách búp Mỹ (Lactuca Sativa) là loại cuộn chặt thành búp lớn, nặng, lá to, giòn và ngọt, nhìn giống như búp bắp cải. Là một trong “đại gia đình” xà lách nhưng đặc biệt được ưa chuộng vì độ giòn và mềm mại của lá, có nguồn gốc từ vùng tây Địa Trung Hải và Tây Á từ hơn 4.500 năm trước. Lúc đó xà lách được trồng để lấy hạt, được người La Mã, Hy Lạp và Ba Tư ưa chuộng.

 

Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm nên có thể trồng rất nhiều giống rau xà lách, gần đây nhất là loại xà lách búp Mỹ được các bà nội trợ ưa thích.

Xà lách búp Mỹ (Lactuca Sativa) là loại cuộn chặt thành búp lớn, nặng, lá to, giòn và ngọt, nhìn giống như búp bắp cải. Là một trong “đại gia đình” xà lách nhưng đặc biệt được ưa chuộng vì độ giòn và mềm mại của lá, có nguồn gốc từ vùng tây Địa Trung Hải và Tây Á từ hơn 4.500 năm trước. Lúc đó xà lách được trồng để lấy hạt, được người La Mã, Hy Lạp và Ba Tư ưa chuộng.

Hương vị, hình dáng cũng như màu sắc của xà lách thay đổi tùy giống, từ màu xanh, đỏ hay tím. Xà lách búp có màu xanh bên ngoài và càng vào trong lõi thì ngả thành màu vàng hoặc trắng vì không tiếp xúc với ánh sáng.

Xà lách búp Mỹ
Ảnh: Shutterstock 

Xà lách búp Mỹ được xem là nguồn vitamin cô đặc, có tác dụng tốt đối với sức khỏe:

- Vitamin A (bétacaroten) giúp bảo vệ da và thúc đẩy tái tạo mô, đặc biệt là biểu mô.

- Vitamin B9 làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, hình thành hồng cầu, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch; rất cần thiết cho bà mẹ mang thai và phôi thai. Tuy nhiên, do dễ bị phá hủy ở nhiệt độ cao nên xà lách ăn sống là tốt nhất.

- Muối khoáng và vi lượng  (potassium, calci, phosphor, magné, sắt, kẽm...).

- Chất xơ hòa tan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, làm giảm nguy cơ xuất hiện của nhiều bệnh tim mạch, dạ dày và giảm cholesterol.

Chọn và bảo quản

Lá xà lách càng có màu xanh đậm, tươi và không có dấu vết héo, không có đốm vàng thì giá trị dưỡng chất càng cao. Rau có thể cho vào túi nhựa và bảo quản trong hộc tủ lạnh ở nhiệt độ 5-12°C, trong khoảng một tuần. Xà lách để lâu ngày ở nhiệt độ phòng, khi chế biến hãy cho vào nước ấm và sau đó ngâm trong nước đá lạnh vài phút, rau sẽ tươi trở lại. Xà lách chứa ít calorie nên có thể dùng tùy thích.

Xà lách làm món trộn với dầu giấm, một sự kết hợp hoàn hảo. Chất béo sẽ giúp phân tán hết các vitamin. Ngoài ra, xà lách cũng ăn kèm với các món chiên hay bún bò, bánh xèo, hủ tíu mì, thịt cuốn bánh tráng...

Cần lưu ý, xà lách búp Mỹ sau khi thái nhỏ sẽ bớt giòn và bớt chất dinh dưỡng.

Có thể bạn muốn xem