KẾ SỮA VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ

KẾ SỮA VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ

Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dầy khi thu hoạch.

 1. Cây kế sữa

Cây kế sữa (tên khoa học: Silybum marianum), còn được gọi là kế sữa, kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc.
 
Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dầy khi thu hoạch.
 
Trà làm từ cây kế sữa đã được sử dụng cho việc điều trị các bệnh về gan trong thời cổ đại. Từ thời Hy Lạp cổ đại (Theophrastus, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) và La Mã (Pliny the Elder thế kỷ 1), hạt giống của cây kế sữa đã được sử dụng để bảo vệ gan. Trong thế kỷ 1, Dioskurides sử dụng loài cây này như một loại thuốc gây nôn, cũng như một loại dược thảo cơ bản thời bấy giờ. Nó đã trở thành một loại thuốc được chuyên dùng để điều trị các bệnh gan mật vào thế kỷ 16 và vào năm 1960 ở trung tâm châu Âu. Cây kế sữa có chiều cao lên đến 6 feet, đặc biệt phát triển tốt trên các sườn dốc nắng ở các nước Địa Trung Hải như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Hoa cây kế sữa nở từ tháng 6 đến tháng 8, các hạt màu đen được thu hoạch vào cuối mùa hè để sử dụng cho các mục đích y học.
 
Silymarin
Silymarin là thảo dược mà thiên nhiên ban tặng con người.
2. Công dụng của cây kế sữa đối với bệnh gan
Hạt cây kế sữa có chứa một hợp chất flavonoid gọi là Silymarin, được xem là hoạt chất chính. Ngoài ra, còn chiết xuất được một chất khác là Silibinin hoặc chất dẫn xuất, thường được dùng để chữa trị chứng ngộ độc nấm Amanita phalloides hoặc Amanita muscaria. Tác dụng của cây kế sữa:
 
Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.
 
Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.
 
Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.
 
Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.
 
Chống peroxyd hóa lipid, tăng khả năng oxi hóa acid béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
 
Ngăn cản quá trình oxi hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
 
(Theo bách khoa toàn thư)

Có thể bạn muốn xem

Kế sữa

Kế sữa

Cây Kế sữa (có tên khoa học là Silybum marianum) thuộc họ Asteraceae. Từ lâu người ta được biết đến Cây kế sữa là một trong những loại thảo dược có nhiều tác dụng và công dụng tốt cho con người đặc biệt phải kể đến đó là chức năng bảo vệ gan, tăng cường và giải độc gan…