-
Củ hành tây tím
-
Củ hành tây tím
-
Củ hành tây tím
Củ hành tây tím
Tên tiếng anh của Củ hành tây tím là Shallot
Hình dáng của Củ hành tây tím
Vào bếp với các món ăn từ Củ hành tây tím:
Ví dụ như:Thông tin khác
Cả 2 loại hành đều được cho là siêu thực phẩm bởi các thành phần có khả năng chống lại ung thư, kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nhiều người nghĩ rằng sự khác biệt duy nhất giữa hành tím và hành trắng là màu sắc và hương vị, nhưng thực chất giá trị dinh dưỡng khác nhau. Hành tím có màu tím đậm nằm ở lớp vỏ ngoài và thường được ăn sống trong món sa lát, bánh mì hay các món nhúng. Hành trắng có hương vị nhẹ hơn và vỏ màu trắng hoặc trắng ngà.
Điểm tương đồng giữa hành tím và trắng là đều có chỉ số đường huyết thấp, theo tiêu chuẩn chỉ số đường huyết ở mức 10 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì... Ngoài ra, chúng đều cung cấp khoảng 10% giá trị vitamin C cũng như canxi mỗi lần sử dụng.
Hành trắng chứa 0,5 g chất xơ và số lượng lưu huỳnh lớn, nhưng hành tím đã được phát hiện có nhiều dưỡng chất hơn.
Về nguyên tắc, loại hành nào hương vị mạnh mẽ hơn thì chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Theo đó, hành tím cung cấp chất chống oxy hóa cao hơn cả, cũng là nguyên liệu phòng ngừa ung thư và loãng máu tốt hơn so với những loại hành khác. Đặc biệt, hành tím có ít đường hơn so với hành trắng.
Công dụng của hành tím
- Chống oxy hóa mạnh:
Hành tím chứa 415-1.917 mg chất chống ôxy hóa, trong khi đó hành vàng chỉ có 270-1.187 mg. Một trong những thành phần trong hành tím là quercetin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.
Màu tím của hành là do anthocyanins (hợp chất màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên) tạo thành. Hành tím đã được phát hiện chứa ít nhất 25 anthocyanins khác nhau.
- Ngăn ngừa ung thư:
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa so với hành trắng nên hành tím có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư mạnh mẽ hơn. Các quercetin và allicin trong hành đã được chứng minh giúp giảm viêm, có lợi cho cả phòng và điều trị ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn hành thường xuyên giúp giảm nguy cơ dạ dày, đại trực tràng, miệng, thanh quản, thực quản và ung thư buồng trứng. Theo một nghiên cứu, nguy cơ ung thư dạ dày sẽ được giảm 50% nếu bạn ăn một nửa củ hành tây mỗi ngày.
- Pha loãng máu
Cả hai loại hành đều có thể làm loãng máu như nhau bởi chúng chứa nhiều flavonoid (chất chuyển hóa trung gian) và các hợp chất lưu huỳnh. Tuy nhiên, hành tím có tác dụng hơn bởi giàu flavonoid hơn, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông và lọc các chất béo không lành mạnh.